Take Me To Church

Written by lethanhdzuy@gmail.com

Có người nói bài hát này của Hozier khiến anh trở thành one-hit wonder, nhưng với tôi thì chỉ hơi hơi thôi. Anh chàng có chất giọng trầm ấm cuốn hút lạ kỳ dong dỏng cao người Ireland với tên đầy đủ Andrew John Hozier-Byrne cũng có những bài hát khác hay đáo để.

Some people say this song of Hozier’s made him a one-hit wonder, but for me it’s just a little. The Irish guy with the strangely warm and attractive voice, whose full name is Andrew John Hozier-Byrne, also has other interesting songs.

Nhưng hôm nay tôi ở đây chỉ để nói về Take Me To Church, bởi vì cái sự đặc biệt của nó, chứ không hẳn là do nó đã nổi tiếng đến mức độ nào.

But today I’m here just to talk about Take Me To Church, because of its specialness, not necessarily because of how famous it is.

Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn đầu tay của Hozier vào ngày 13 tháng 9 năm 2013, ban đầu được giới thiệu trong phiên bản mở rộng cùng tên của anh ấy, trước khi được chọn làm ca khúc mở đầu cho album đầu tay năm 2014.

The song was released as Hozier’s debut single on September 13, 2013, originally featured on his extended play of the same name, before being chosen as the opening song for his 2014 debut album.

Mới nghe tôi đã biết đây không phải là một bản nhạc Pop thông thường. Thay vì dùng nhịp 4/4 cố định như đa phần các bài Pop thị trường, Hozier bắt đầu với nhịp 3/4 và thi thoảng lại thả nhịp 4/4 vào cuối verse như trêu đùa đôi tai người nghe. Không chỉ có thể, việc chuyển đổi nhịp trên còn xuất hiện trải dài từ các phần verse, pre-chorus, chorus, và bridge rất mượt mà.

As soon as I heard it, I knew this was not an ordinary Pop song. Instead of using a fixed 4/4 rhythm like most pop songs on the market, Hozier starts with a 3/4 rhythm and occasionally drops a 4/4 rhythm at the end of the verse as if teasing the listener’s ears. Not only is it possible, the above rhythmic transitions also appear throughout the verse, pre-chorus, chorus, and bridge sections very smoothly.

Hearing the part “Aaa-men” gave me goosebumps.

Mở đầu bằng tiếng đàn piano trầm hùng, bài hát cứ dẫn dắt tôi theo những gì mà Hozier muốn, rồi cả không gian lẫn thời gian như dừng lại với tiếng “Amen” lặp đi lặp lại. Bài hát có nhịp độ trung bình nhưng cuốn hút tôi từ đầu tới cuối. Mang âm hưởng blues pha chút rock, với tiếng nhạc cụ vừa đủ để chất giọng đặc trưng của Hozier có thể hòa vào.

Opening with a deep piano, the song just guided me along what Hozier wanted, then both space and time seemed to stop with the repeated “Amen”. The song has a medium tempo but captivated me from beginning to end. It has a bluesy sound with a bit of rock, with just enough instrumental sound for Hozier’s unique voice to blend in.

Xứng đáng để nghe đi nghe lại nhiều lần.

Worth listening to over and over again.

MV của bài hát được quay đen trắng và theo tôi hiểu thì đó là câu chuyện về mối quan hệ lãng mạn giữa hai người đàn ông và cuộc tấn công bạo lực kỳ thị người đồng tính sau đó.

The song’s music video was shot in black and white and as I understand it, it’s the story of a romantic relationship between two men and the violent homophobic attack that follows.

Còn lời lẽ bài hát thì tôi xin chịu, với một đứa học sinh tại thời điểm đầu tiên được nghe những ca từ này, tôi xin khẳng định là mình chẳng hiểu cái quái gì cả.

As for the lyrics of the song, I’ll admit, as a student at the first time I heard these lyrics, I can confirm that I didn’t understand a damn thing.

Nhưng sau này, khi đã có kiến thức hơn, tôi đã ngầm hiểu ý đồ khi viết lời của Hozier là để bày tỏ thái độ thất vọng với Giáo hội Công giáo của nhà nước Ireland. Cụ thể hơn khi anh không lên án nhà thờ hay tôn giáo nói chung mà chỉ cụ thể vào chính sách ngăn cản hôn nhân đồng giới.

But later, when I had more knowledge, I implicitly understood that Hozier’s intention in writing his words was to express his disappointment with the Catholic Church of the Irish state. More specifically, he did not condemn the church or religion in general but only focused on the policy of preventing same-sex marriage.

Khái quát hơn, bài hát dường như tập trung vào hai chủ đề chính, tình dục và con người. Và rõ ràng là tình dục và con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau một cách đáng suy ngẫm. Chúng ta có thể không thích xu hướng tính dục của một ai đó nhưng tôi nghĩ rằng đó là mong muốn đến từ bản năng của mỗi người, và chúng ta nên tôn trọng.

More generally, the song seems to touch on two main themes, sex and humanity. And it’s clear that sex and humanity are closely linked in a thoughtful way. We may not like someone’s sexual orientation, but I think that is each person’s instinctive desire, and we should respect that.

Hơn nữa đã có Hozier làm điều đó, từ những năm tháng khi anh còn rất trẻ.

And Hozier did that, from when he was very young.

Nhưng mà như vậy đã đủ chưa?

But is that enough?

Chưa đâu.

Not yet.

Tôi vô cùng ấn tượng cái cách Hozier dùng những phép so sánh và ẩn dụ để hình tượng hóa thứ anh muốn nhắc đến. Dù chắc chắn là mấy cái lời bài hát này khó hiểu đến khó chịu.

I was extremely impressed with the way Hozier used comparisons and metaphors to visualize what he wanted to talk about. Although these lyrics are certainly annoyingly confusing.

Gì chứ tôi cũng là chúa hay dùng ẩn dụ.

After all, I’m also a person who often uses metaphors.

Nhưng đến mô tả người yêu mình cười khúc khích trong đám tang mặc kệ mọi người khó chịu thì cũng hài hước thật sự. Tôi thích điều đó. Tôi thích cả việc anh ví người yêu như người phát ngôn của Chúa vì cô ấy chẳng theo một tôn giáo nào cả.

But the description of his lover giggling at the funeral despite everyone being upset with her is also really funny. I love it. I also like the fact that he compares his girlfriend to a spokesperson for God because she doesn’t follow any religion.

Rồi cái lúc anh ví von hành động thẳng thừng bộc bạch tội lỗi của bản thân và chờ ai đó mài dao kết liễu, để nói rằng thay vì được tha thứ, nếu bạn là người đồng tính hoặc đã ly hôn, nhà thờ sẽ coi thường bạn và làm cuộc đời của bạn đau đớn.

Then the line where he compares the act of bluntly confessing one’s sins and waiting for someone to sharpen a knife to finish it off, to say that instead of being forgiven, if you are gay or divorced, the church will despise you and make your life painful.

Hozier đặt dấu chấm hỏi về khẳng định chúng ta sinh ra đều đã bị bệnh và người ta (ở đây là người trong nhà thờ) bảo thế. Cuộc sống thì đang bị đầu độc mỗi tuần cũng là để ám chỉ việc mọi người đến nhà thời hàng tuần để nghe giảng đạo về tội lỗi phải được ăn năn và trừng phạt. Và anh ấy thì chẳng có vấn đề gì với việc nếu như mình sinh ra đã bị bệnh, thậm chí còn vui nếu nó xảy ra.

Hozier questions the assertion that we are all born sick and people (in this case, people in the church) say so. That our lives are being poisoned every week also refers to the fact that people go to church every week to listen to sermons about sins that must be repented and punished. And he has no problem with being born sick, and even enjoyed it.

Quan điểm của anh chàng này làm tôi khoái chết mất thôi.

This guy’s perspective makes me happy to death.

Và bài hát này cũng vậy.

And the same goes for this song.

lethanhdzuy@gmail.com

Pretium lorem primis lectus donec tortor fusce morbi risus curae. Dignissim lacus massa mauris enim mattis magnis senectus montes mollis taciti accumsan semper nullam dapibus netus blandit nibh aliquam metus morbi cras magna vivamus per risus.

About Time

You and me

Leave a Comment