What makes a person a person?

Written by lethanhdzuy@gmail.com

Tôi tự hỏi, khi một đứa trẻ được ra đời thì đúng thời khắc tiếng khóc chào đời vang lên, đứa trẻ đó đã là một con người hay chưa? Quả là một thắc mắc ngớ ngẩn. Nhưng không hề ngớ ngẩn chút nào.

Many times I wonder, when a child is born, at the exact moment the birth cry rings out, is that child already a person? What a silly question. But it’s not silly at all.

Có một sự khác biệt đáng kể về hệ quy chiếu trước khi đưa ra câu trả lời.

There is a significant difference in frame of reference before the answer is given.

Nếu chúng ta so sánh loài người với tất cả các giống loài khác đang tồn tại một cách đa dạng đáng kinh ngạc ngoài kia, thì đứa trẻ chắc chắn phải thuộc về loài người nhờ những đặc điểm sinh học riêng biệt.

If we compare humans with all the other amazingly diverse species that exist out there, then the child must definitely belong to the human species thanks to its unique biological characteristics.

Tuy nhiên, nếu nhắc tới sự vận hành của xã hội loài người đã và đang tồn tại từ trước đến nay, có thể nói đứa trẻ ở giây phút nó sinh ra chưa phải là một con người. Vì chưa có sự định danh chính thức nào diễn ra. Đương nhiên, đứa trẻ thuộc về bố mẹ chúng, những người ban cho chúng sự sống trên cuộc đời này. Và những bậc phụ huynh chắc chắn thuộc về một đất nước hoặc một cộng đồng nào đó. Nhưng về bản chất tự nhiên, đứa trẻ không nhất thiết phải phụ thuộc vào cộng đồng con người nào cả, nó có thể tồn tại ở trong các cộng đồng các loài sinh vật khác, có thể lắm chứ. Xét về mặt pháp lý, cũng chưa có sự khẳng định hợp thức hóa nào trên giấy tờ.

However, if we refer to the operation of the human society that has existed up to now, it can be said that the child at the moment of birth is not yet a human being. Because there has not been any official identification yet. Of course, a child belongs to his or her parents, who give him or her life in this world. And the parents definitely belong to a certain country or community. But in terms of nature, a child does not necessarily depend on any human community, it can exist in communities of other creatures, it is very possible. From a legal perspective, there has been no confirmation of legalization on paper.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ có đoạn: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”

In the United States Declaration of Independence, there is a passage: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”

Trớ trêu là bản thân bất cứ đứa trẻ nào khi vừa mới ra đời cũng đều không có khả năng nhận thức về chính nó, cũng như những quyền lợi hay bổn phận đi kèm.

The irony is that any child, when it is just born, does not have the ability to be aware of itself, nor the rights or obligations that come with it.

Vậy có lẽ rằng để trở thành một con người, sự hình thành là yếu tố tiên quyết.

So maybe to become a certain person, formation is the prerequisite.

Nhận thức (Awareness).

Tồn tại trên cõi đời, chúng ta biết rằng mình đang sống, và đang hít thở mỗi ngày. Chúng ta tương tác với những gì có thể tương tác, từ đó tạo nên ý niệm về những sự vật, hiện tượng xảy ra.

Existing in this world, we know that we are living and breathing every day. We interact with what we can interact with, thereby creating ideas about things and phenomena that occur.

Nguồn gốc của mọi sự hiểu và biết.

The source of all knowledge.

Nhận thức cảm tính (Sensory perception).

Các giác quan.

The senses.

Đôi mắt để nhìn ngắm vạn vật. Đôi tai để lắng nghe âm điệu cuộc sống. Chiếc mũi để ngửi hương vị nhân gian. Lưỡi trong miệng để nếm qua đắng cay ngọt bùi. Xúc giác để tiếp xúc trực tiếp với vật chất và năng lượng. Đó là cảm giác.

Eyes to see everything. Ears to listen to the sounds of life. Nose to smell the flavors of humanity. Tongue in mouth to taste flavors. Sense of touch for direct contact with matter and energy. That’s the feeling.

Vladimir Ilyich Lenin, một nhà cách mạng lỗi lạc, nhà chính trị và lý luận chính trị người Nga, từng nói: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.” Chính vì vậy, sự chuyển hoá những nhận biết bên ngoài thành yếu tố ý thức, hay những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được, cần phải được bổ sung bằng tri giác, thứ tạo nên bản sắc của một con người.

Vladimir Ilyich Lenin, a prominent Russian revolutionary, politician and political theorist, once said: “Feelings are subjective images of the objective world.” Therefore, the transformation of external perceptions into conscious elements, or what we can feel, needs to be supplemented by perception, which creates a person’s identity.

Tri giác là sự tổng hòa các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật, hiện tượng.

Perception is a combination of sensations. Compared to sensation, perception is a more complete and richer form of awareness. Perception contains both visual characteristic and non-characteristic properties of things and phenomena.

Khi con người có tri giác, thì chúng ta tư duy. Lối tư duy tổng hợp thông tin. Và việc phân tích thông tin là hình thức cụ thể hóa tri thức được tiếp nhận trực tiếp qua các quá trình cơ bản. Con người tạo nên các giá trị biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp (thứ vốn là tri giác) và yếu tố gián tiếp (xử lý tri giác bằng tư duy) về khả năng hiểu biết của chính mình qua các sự vật, hiện tượng.

When human beings have sentience, we think. The way of thinking synthesizes information. And information analysis is a form of concretizing knowledge received directly through basic processes. Humans create symbolic values that contain both a direct element (which is perception) and an indirect element (processing perception by thinking) about one’s own ability to understand through things and phenomena.

Để dễ hiểu hơn thì hãy thử hình dung chúng ta đang cảm nhận được phương hướng và chiều sâu của không gian, cũng như sự tịnh tiến về phía trước của thời gian. Sau đó, chúng ta nhìn nhận rồi đánh giá vấn đề dựa trên những gì đã quan sát được.

To understand better, try to imagine that we are feeling the direction and depth of space, as well as the forward movement of time. Then, we acknowledge and evaluate the problem based on what we have observed.

Nhận thức lý tính (Rational cognition).

Tư duy của con người thường được diễn giải với tính chất chủ quan. Điều này vô hình chung khiến cho bản chất của sự vật, hiện tượng không được phản ánh chính xác. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu dựa trên nhiều khía cạnh của một vấn đề.

Human thinking is often interpreted subjectively. This invisibly causes the nature of things and phenomena to not be accurately reflected. This requires people to be able to analyze and process data based on many aspects of a problem.

Các khái niệm được đề xuất bởi vì nó yêu cầu con người phải tư duy một cách trừu tượng. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật và hiện tượng.

Concepts are proposed because it forces people to think abstractly. Concept formation is the result of generalization and dialectical synthesis of characteristics and attributes of things or classes of things and phenomena.

Cụ thể, khái niệm về con người được định nghĩa như sau theo Wikipedia: “Người, con người, loài người hay nhân loại (danh pháp khoa học: Homo sapiens hay Homo sapiens sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn) là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất. Người có hai đặc trưng cơ bản là đi đứng bằng hai chân và bộ não lớn phức tạp; những đặc điểm cho phép họ phát triển công cụ, văn hóa và ngôn ngữ tiên tiến. Người là động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp theo quan hệ hợp tác hoặc cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, thân tộc, nhà nước hoặc dân tộc.”

Specifically, the concept of human is defined as follows according to Wikipedia: “Humans (Homo sapiens) or modern humans are the most common and widespread species of primate, and the last surviving species of the genus Homo. They are great apes characterized by their hairlessness, bipedalism, and high intelligence. Humans have large brains, enabling more advanced cognitive skills that enable them to thrive and adapt in varied environments, develop highly complex tools, and form complex social structures and civilizations. Humans are highly social, with individual humans tending to belong to a multi-layered network of cooperating, distinct, or even competing social groups – from families and peer groups to corporations and political states.”

Có thể nhận thấy góc nhìn về con người được chia ra thành nhiều yếu tố để kết luận như đặc tính sinh học di truyền, sự phát triển dựa trên cấu tạo cơ thể, và các xu hướng xây dựng cộng đồng.

It can be seen that the perspective of humanity is divided into many concluding factors such as genetic biological characteristics, development based on body structure, and trends in community building.

Do đó, dựa trên ví dụ này để đánh giá, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

Therefore, based on this example to evaluate, concepts are both objective and subjective, have an interactive relationship with each other, and are constantly moving and developing. Concepts play a very important role in cognition because they are the basis for forming scientific judgments and scientific thinking.

Phán đoán liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

Judgments link concepts together to confirm or negate a characteristic or attribute of an object.

Ví dụ, khi ta nói tư duy là một hoạt động trí tuệ của con người thì đây là một phán đoán mang tính liên kết giữa hai khái niệm “tư duy” và “hoạt động trí tuệ”.

For example, when we say thinking is a human intellectual activity, this is a judgment linking the two concepts “thinking” and “intellectual activity”.

Theo trình độ phát triển của tư duy, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ, Trái Đất có trọng trường), phán đoán đặc thù (ví dụ, Trái Đất là hành tinh), phán đoán phổ biến (ví dụ, mọi hành tinh đều có trọng trường). Từ phán đoán tạo ra suy luận, có thể hiểu đơn giản việc liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận chính là suy luận. Ví dụ, nếu liên kết phán đoán “Trái Đất có trọng trường” và phán đoán “Trái Đất là hành tinh” ta rút ra được phán đoán “mọi hành tinh đều có trọng trường”.

According to the level of development of thinking, judgments are divided into three types: unique judgments (for example, the Earth has gravity), specific judgments (Earth is a planet), and universal judgments (all planets have gravity). From judgments to create inferences, it can be simply understood that linking judgments together to draw a conclusive judgment is inference. For example, if we combine the judgment “Earth has gravity” and the judgment “Earth is a planet” we get the judgment “all planets have gravity”.

Cuối cùng, nhận thức phải quay về với thực tiễn, trải qua quá trình giả thiết, chứng cứ, và kết luận. Điều này để kiểm nghiệm tính hợp lý hay bất hợp lý của mọi mặt trong từng khẳng định của tri thức.

Finally, perception must return to reality, going through the process of assumptions, evidence, and conclusions. This is to test the reasonableness or unreasonableness of every aspect of each assertion of cognitive thinking.

Có thể nói rằng sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Không bàn tới tính đúng sai.

It can be said that human perception is both conscious and unconscious, both concrete, abstract and intuitive. There is no discussion of right or wrong.

Nhân cách (Personhood).

Một con người có nhận thức sẽ bắt đầu hình thành nhân cách.

A human being with awareness will begin to form a personality.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”

“Nothing is more precious than independence and freedom.”

Ho Chi Minh, a revolutionary, former President of Vietnam.

Một con người được nghĩ những gì mình nghĩ, được nói những mình muốn nói, được làm những gì mình muốn làm. Điều tôi cố mô tả ở đây, đó là một con người độc lập, tự do sẽ có cho mình khả năng nhận thức cả về cảm tính lẫn lý tính dựa trên kinh nghiệm, cảm xúc, quan điểm, lý trí mà không bị giới hạn bởi bất cứ điều gì.

A person can think what he/she thinks, say what he/she wants to say, do what he/she wants to do. What I try to describe here is that an independent, free person will have the ability to perceive both emotionally and rationally based on experiences, emotions, opinions, and reason without being limited by anything.

Nhưng có vẻ như điều này chỉ nằm ở lý tưởng trong suy nghĩ chứ không thể thực hiện được.

But it seems that this is only an ideal in thought and cannot be realized.

Chúng ta sinh ra đã bị giới hạn bởi nhiều thứ. Bất kể chúng ta là gì ngày hôm nay, chúng ta là sự kết hợp giữa bản chất và sự nuôi dưỡng.

We are born with many limitations. Whatever we are today, we are a combination of nature and nurture.

Bản chất xác định mã gene di truyền, bộ nhiễm sắc thể của chúng ta dưới cơ thể con người. Màu da, màu mắt, đường tóc, cách ta nhìn, cách ta nghe hay tất cả những thứ đại loại như thế. Nó không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta nhận được những gì chúng ta nhận được.

Nature determines our genetic code, our chromosomes under the human body. Skin color, eye color, hair color, the way we look, the way we hear, all that kind of stuff. It is not within our control. We get what we get.

Có những người sinh ra đã gặp vấn đề về nhận thức.

There are people who were born with cognitive problems.

Có những người sinh ra đã bị đánh cắp đi khả năng tư duy.

There are people who were born with their thinking ability stolen.

Có những người sinh ra đã mang kiếp nô lệ.

There are people who were born into slavery.

Có những người sinh ra đã sống trong mưa bom bão đạn.

There are people who were born and lived in a rain of bombs and bullets.

Có thật nhiều người không được lựa chọn cuộc đời của họ sẽ diễn ra như thế nào.

There are so many people who don’t get to choose how their lives turn out.

Sau cùng, họ vẫn là con người. Tồn tại trên cuộc đời này và chịu nhiều khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Chẳng ai có thể phủ nhận họ không phải là con người dù cho bản chất thiếu thốn của họ trong đời sống.

After all, they are still human. Exist in this life and suffer many physical and mental defects. No one can deny that they are not human despite their needy nature in life.

Họ hình thành nhân cách, cũng giống như mọi người khác.

They form personalities, just like everyone else.

Sự nuôi dưỡng. Đến từ cuộc sống muôn màu. Tạo nên lăng kính mà chúng ta nhìn nhận thế giới.

Nurture. Comes from colorful life. Create the lens through which we view the world.

Người sống ở thành thị sẽ có tư duy về cuộc sống khác người ở nông thôn. Người trèo đèo lội suối sẽ sợ hãi đại dương và người con của biển cả sẽ dễ khuất phục trước núi non hùng vĩ. Đó đều là sự nuôi dưỡng. Sự nuôi dưỡng không định nghĩa tính cách của chúng ta nhưng nó định hình tính cách.

People living in urban areas will have a different mindset about life than people in the countryside. The child of the jungle will fear the ocean and the child of the sea will easily surrender to the majestic mountains. It’s all about nurturing. Nurture does not define our character but it does shape it.

Cùng một người nhưng ở những nền văn hóa khác nhau có thể trở thành một người hoàn toàn khác.

The same person in different cultures can become a completely different person.

Sự nuôi dưỡng liên tục thay đổi tính cách của chúng ta. Cách chúng ta nhìn nhận, cách chúng ta thể hiện. Nó thực sự thay đổi tâm trí của chúng ta. Quá trình diễn ra giữa đầu vào và đầu ra không phải là cố định khi sinh ra. Nó được định hình bởi sự nuôi dưỡng.

Nurture continuously changes our personality. The way we see, the way we express. It really changes our minds. The process that occurs between input and output is not hard-wired at birth. It is shaped by nurture.

Hay nói cách khác là trải nghiệm cá nhân.

In other words, personal experience.

Một con người.

A person.

Ở La Mã cổ đại, từ persona (tiếng La tinh) hoặc prosopon (πρόσωπον; tiếng Hy Lạp cổ đại) ban đầu dùng để chỉ những chiếc mặt nạ mà các diễn viên đeo trên sân khấu. Các mặt nạ khác nhau đại diện cho các “personae” khác nhau trong vở kịch sân khấu.

In ancient Rome, the word persona (Latin) or prosopon (πρόσωπον; Ancient Greek) originally referred to the masks worn by actors on stage. Different masks represent different “personae” in the stage play.

Thật ý nghĩa nhưng cũng đầy mỉa mai.

It’s meaningful but also ironic.

Đạo đức (Morality).

Có bao giờ tồn tại một xã hội gồm toàn những người xấu xa nhưng vẫn hoàn toàn đủ cơ hội để trở thành một xã hội phát triển hay không? Tại sao mỗi quốc gia, mỗi thể chế, mỗi cộng đồng đều có chung một thứ mang tên pháp luật. Chẳng lẽ bản thân con người luôn luôn rời xa những giá trị đạo đức do chính con người đặt ra hay sao? Nếu mỗi người đều có một tòa án lương tâm trong ý thức thì có cần thiết phải lập ra pháp luật hay không?

Has there ever been a society made up of evil people but still fully meets the criteria to become a developed society? Why does every country, every institution, every community have something called law? Is it true that people themselves always depart from the moral values ​​set by themselves? If everyone has a court of conscience in their consciousness, is it necessary to create laws?

Câu trả lời liên quan đến khả năng nhận thức.

The answer has to do with cognitive ability.

Đạo đức (từ tiếng Latin moralitas ‘cách cư xử, tính cách , hành vi đúng đắn’) là sự phân loại các ý định, quyết định và hành động thành những điều đúng đắn (đúng) và những điều không đúng đắn (sai). Thẳng thắn mà nói, ranh giới giữa đúng và sai quả thực rất mong manh, vì vậy, ngay cả khi một người nhận thức được hành vi của mình thì cũng không có gì đảm bảo được rằng hành vi đó đáp ứng tiêu chuẩn của đạo đức.

Morality (from Latin moralitas ‘manner, character, proper behavior’) is the categorization of intentions, decisions and actions into those that are proper (right) and those that are improper (wrong). Frankly, the line between right and wrong is indeed very thin, so even if a person is aware of his or her behavior, there is no guarantee that that behavior meets moral standards.

Tôi đã dần tin rằng phần lớn con người đều là những kẻ tâm thần, những kẻ tự cho rằng bản thân là “người tốt”, khi họ chỉ việc hành xử trong khuôn khổ tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Đến mức mà họ có thể tự tin thừa nhận hoặc tự lừa bản thân tin rằng họ “tốt”, trong khi thực tế họ lại là một phần của những rắc rối to lớn hơn.

I have come to believe that most people are psychopaths who think of themselves as “good people” when they simply act within the moral boundaries of society. To the point where they can confidently admit or fool themselves into believing that they are “good”, when in fact they are part of a larger problem.

Các tiêu chuẩn chung của xã hội không nhất thiết phải hướng đến tiêu chuẩn chuẩn đạo đức trong khuôn khổ chấp nhận được, tôi dám cho rằng các chuẩn mực xã hội không liên quan gì đến những những chuẩn đạo đức khách quan, miễn là những chuẩn mực ấy đủ khiến người ta vừa lòng, chúng ta có thể bình thường hóa những thứ tệ hại nhất, thu lợi nhuận từ việc đó, và khiến ai cũng phụ thuộc và sử dụng.

The general standards of society do not necessarily aim at ethical standards within an acceptable framework. I dare to argue that social norms have nothing to do with objective moral norms, as long as they are satisfactory enough, we can normalize the worst things, profit from it, and make everyone dependent and use it.

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

“Having talent without virtue is useless, having virtue without talent makes all tasks difficult.”

Ho Chi Minh, a revolutionary, former President of Vietnam.

Con người đem tài năng của mình về tất cả mọi thứ để hiến dâng cho những mục đích cá nhân và những mục đích phục vụ toàn thể xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải để ý tới những giá trị đạo đức, thứ vừa kìm hãm vừa thúc đẩy sự tồn vong của nhân loại.

People bring their talents in everything to dedicate themselves to personal purposes and goals for the whole society. Besides, we must also pay attention to moral values, which both constrain and promote the survival of humanity.

Vậy thì câu hỏi được rõ ràng hơn, điều gì tạo nên giá trị của một con người?

The question is clearer, what makes a person valuable?

Tài năng hay đạo đức? Hay cả hai?

Talent or morality? Or both?

Tất cả đều không đáng tin bằng hệ thống. Chúng ta sống trong một thế giới được lồng ghép bởi những hệ thống quy tắc khác nhau. Từ đó, giá trị của một con người phụ thuộc vào cách mà tài năng được thể hiện dựa trên những quy tắc đạo đức nhất định.

All are not as trustworthy as the system. We live in a world embedded by different systems of rules. From there, the value of a person depends on how talent is expressed based on certain moral rules.

Tự do trong khuôn khổ.

Freedom within the framework.

Tính cá nhân và tính tập thể (Individuality and collectivity).

Ai trong chúng ta cũng có những nguyên tắc, quan điểm, lý do của riêng mình. Điều này tạo nên sự độc nhất của mỗi cá nhân.

Each of us has our own principles, opinions, and reasons. This makes each individual unique.

Và cuối cùng chỉ để hài hòa với những quy tắc số đông?

And to be in harmony with majority rules?

Rất khó để trả lời. Lựa chọn đơn độc hay trở thành một mắt xích trong xã hội thì đều có cái hay riêng của nó. Mỗi cá nhân là tế bào của gia đình. Mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Chúng ta hẳn đều nghe câu nói này ở đâu đó rồi. Nhưng chúng ta có bao giờ tự vấn bản thân những điều ngược lại? Rằng một cá thể không cần cộng đồng vẫn có thể tự phát triển. Giống như tập tính của một số loài vật đã được nghiên cứu bởi khoa học.

It is difficult to answer. Choosing to be alone or to become a link in society both has its own advantages. Each individual is a cell of the family. Each family is a cell of society. We must have all heard this saying somewhere. But have we ever asked ourselves the opposite? That an individual can develop on their own without needing a community. Just like the behavior of some animals has been studied by science.

Sự hình thành được quyết định nhờ các lựa chọn. Mỗi người sở hữu riêng cho mình những bộ lựa chọn độc đáo, không cần xét đến mức độ ảnh hưởng của chúng tới cuộc đời họ.

Formation is determined by choices. Each person has their own unique set of choices, regardless of how they affect their lives.

Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chẳng biết câu nói này đúng hay sai…

If you want to go fast, go alone, but if you want to go far, go together. I don’t know if this statement is right or wrong…

Tôi thì mạo muội nghĩ rằng hành động chiều chuộng cái tôi dễ dàng thực hiện hơn nhiều so với việc hòa nhập vào những chuẩn mực tập thể. Bản thân chúng ta ai cũng hiểu một điều, con người vẫn đang cạnh tranh nhau để sống sót. Tùy vào điều kiện lợi ích mà giá trị nào sẽ được đề cao hơn. Ấy vậy cũng chẳng thể nào đoán trước được, những quy tắc sinh ra để bị phá vỡ mà. Con người đôi lúc thực dụng, nhưng thi thoảng lại tình cảm đến lạ thường.

I would venture to think that the act of indulging one’s ego is much easier to do than assimilating into collective norms. We ourselves all understand one thing: humans are still competing with each other to survive. Depending on the benefit conditions, which value will be emphasized more. Yet it is impossible to predict, rules are made to be broken. People are sometimes pragmatic, but sometimes they are incredibly emotional.

Đến đây có thể khẳng định rằng một con người có nhân cách là một người tự ý thức, tự soi xét bản thân và tự chủ. Quá trình đó khiến cho chúng ta tiến hóa.

At this point, it can be affirmed that a person with personality is a person who is self-aware, self-reflective and self-controlled. That process causes us to evolve.

Hoặc không (thể).

Or not (possible).

Những gì còn lại (What’s left?).

Tất cả những gì thuộc về phạm trù nhận thức đều mang tính lý trí. Và điều tạo nên sự khác biệt chính là cảm xúc. Cảm xúc sinh ra và mất đi, từng giây, từng phút. Cũng giống như các tế bào trong cơ thể vậy.

Everything that belongs to the category of cognition is rational. And what makes the difference is emotion. Emotions are born and lost, every second, every minute. Just like the cells in the body.

Hình như mọi thứ đều có sự liên quan đến nhau thì phải.

It seems like everything is related to each other.

Khi con người chết đi, chúng ta còn lại gì?

When humans die, what are we left with?

“Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”

“Human life is only lived once, we must live it meaningfully, so as not to feel regretful because of mean, cowardly, shameless deeds. What’s the use of having so much money? You can’t take it with you when you die. Honor is the most sacred and noble thing!”

Party General Secretary Nguyen Phu Trong, Vietnam.

Thân cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Người ra đi sống trong lòng những người ở lại. Dần dần, người ở lại cũng sẽ rời đi. Rồi cũng chìm vào lãng quên. Thứ cuối cùng ở lại là cảm xúc.

A body of dust will return to dust. Those who leave live in the hearts of those who stay. Gradually, those who stay will also leave. Then people also sank into oblivion. The last thing that remains is emotion.

Chúng ta là những hạt bụi yếu ớt chẳng thể lóe nổi một tia sáng vào dòng thời gian thiêng liêng. Nhưng điều tạo nên một con người chỉ cần nhỏ bé vậy thôi, ta chỉ đơn giản đánh dấu một chấm đen giữa dòng chảy lịch sử.

We are weak dust particles that cannot shine a ray of light into the sacred stream of time. But what makes a person is just that small, we simply mark a black dot in the flow of history.

Chắc là chỉ cần sống thôi thì đã là một con người rồi.

Perhaps a person just needs to live to be a person.


References: Wikipedia, Quora, Reddit, and articles on the internet.

lethanhdzuy@gmail.com

Pretium lorem primis lectus donec tortor fusce morbi risus curae. Dignissim lacus massa mauris enim mattis magnis senectus montes mollis taciti accumsan semper nullam dapibus netus blandit nibh aliquam metus morbi cras magna vivamus per risus.

The simple goodness in life

Humane?

1 thought on “What makes a person a person?”

Leave a Comment