Where does it all begin?

Written by lethanhdzuy@gmail.com

Mọi thứ bắt đầu từ đâu ấy hả? Tôi cũng không biết nữa. Tôi đâu có diễm phúc được đứng ở điểm khởi đầu, chờ cho nó xuất hiện và bùng nổ vô tận theo mọi ngã rẽ. Mà cho là thực sự có một cơ may nào đó tôi bỗng dưng nhận được cơ hội đó, chẳng phải tôi còn có mặt trên đời trước cả điểm khởi đầu hay sao? Lúc đó tôi mới là điểm khởi đầu.

Where did it all begin? I dont know. I am not fortunate enough to stand at the starting point, waiting for it to appear and explode endlessly at every turn. But even if there really was a chance that I suddenly received that opportunity, wouldn’t I still be in the world before the starting point? At that time I was just the starting point.

Trước hết thì phải hiểu được mọi thứ là gì cái đã.

First of all, we must understand what everything is.

Khi viết ra những câu từ khó hiểu phức tạp này, tôi phải bắt đầu nghĩ về nó đầu tiên. Và những suy nghĩ đó hình thành từ quá trình thu nạp kiến thức, xử lý kiến thức, rồi diễn giải kiến thức. Kiến thức mà tôi học hỏi được lại đến từ trải nghiệm cá nhân, và từ những con người lỗi lạc đã dày công nghiên cứu để lại cho hậu thế kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Nhưng như vậy đã đủ chưa?

When I write down these complicated sentences, I have to start thinking about it first. And those thoughts are formed from the process of acquiring knowledge, processing knowledge, and then interpreting knowledge. The knowledge I learn comes from personal experience, and from the brilliant people who have diligently researched and left behind a huge treasure of human knowledge. But is that enough?

Phải đi xa hơn nữa. Khi mà loài người còn chưa xuất hiện, sự sống ở trên Trái Đất mới bắt đầu nhen nhóm. Vẫn chưa đủ. Quay về thời điểm Trái Đất bắt đầu hình thành trong hệ Mặt Trời.

Must go further. When humans had not yet appeared, life on Earth was just beginning to rekindle. Still not enough. Go back to the time when Earth began to form in the solar system.

Quay về thời điểm vũ trụ được khai sinh.

Go back to the time the universe was born.

Vụ nổ Big Bang.

Big Bang explosion.

Cứ cho rằng giả thuyết này đang là thứ hợp lý nhất để giải thích ngọn nguồn của vũ trụ đi. Khách quan mà nói thì “vụ nổ lớn” này không phải là “vụ nổ” chút nào, chẳng có mưa bom bão đạn hay khói lửa tứ tung, cũng chẳng có đám mây hình nấm. Đơn giản chỉ là sự giải thích bắt nguồn từ thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein với ý tưởng rằng vũ trụ mở rộng từ một tập hợp năng lượng cực kỳ dày đặc được gọi là điểm kỳ dị. Không có vụ nổ nào, chỉ có sự mở rộng đến vô tận của vật chất cực kỳ cô đặc.

Let’s just say that this hypothesis is the most reasonable one to explain the origin of the universe. Objectively speaking, this “big bang” was not an “explosion” at all, there was no rain of bombs or storms of bullets or smoke and fire everywhere, nor was there a mushroom cloud. Simply the explanation stems from Albert Einstein’s general theory of relativity with the idea that the universe expanded from an extremely dense collection of energy called a singularity. There was no explosion, just an infinite expansion of extremely condensed matter.

Điểm kỳ dị ban đầu.

Big Bang singularity.

Tập hợp của mọi thứ.

Collection of everything.

Đây rồi, những thứ con người có khả năng hình dung hoặc không thể được giải phóng ra bên ngoài. Nó có thể là thứ vật chất hữu hình mà chúng ta cảm nhận được bằng các giác quan, và đương nhiên nó cũng có thể là thứ năng lượng vô hình vốn là chủ đạo đang trôi nổi trong vũ trụ. Nó là mọi nơi, mọi lúc, bao trùm toàn bộ không gian, thời gian. Từ một cái gì đó nhỏ đến mức vô cùng biến thành một cái gì đó khác rộng lớn đến mức vô cùng.

Here it is, things that humans may or may not be able to imagine are released to the outside. It can be the visible matter that we perceive with our senses, and of course it can also be the invisible energy that is the main thing floating in the universe. It is everywhere, everytime, covering all space and time. From something infinitely small turns into something infinitely large.

Tôi liên tưởng tới điểm kỳ dị nằm bên trong hố đen, thứ mà tất cả các nhà khoa học đều tin rằng nó chứa đựng tất cả mọi thông tin cần thiết về vũ trụ. Liệu có khi nào điểm kỳ dị của hố đen cũng đã tự nó mở rộng vô cùng và hố đen giờ đây trở thành vũ trụ giống với vũ trụ chúng ta đang sống? Dám chắc nếu sự vận hành vượt qua ngoài giới hạn hiểu biết của con người rồi thì biết đâu chúng ta cũng đang tồn tại trong một vũ trụ – hố đen?

I think of the singularity inside a black hole, which all scientists believe contains all necessary information about the universe. Could it be that the black hole’s singularity has expanded itself infinitely and the black hole has now become a universe similar to the universe we live in? I’m sure that if the operation goes beyond the limits of human understanding, then maybe we also exist in a universe – black hole?

Sẽ là sự biến hóa của một hệ thống đa vũ trụ tiếp nối? Tôi là ai để mà khẳng định điều này?

Will it be the evolution of a multiverse system that continues? Who am I to claim this?

Được rồi, vậy là từ không gì cả thành tất cả.

Okay, so from nothing to everything.

Hãy thử tưởng tượng một khối cầu đặc quánh chứa đựng tất cả trong một chấm nhỏ vô tận. Có thể coi nó bao gồm toàn bộ vũ trụ đang thai nghén và cũng chẳng có bất kỳ một cái gì tồn tại. Nhận thức nếu có len lỏi được vào trong khối cầu này thì cũng sẽ bị bóp nghẹt bởi toàn bộ lịch sử sắp sửa được kể bởi chính nó.

Try to imagine a dense sphere containing everything in an infinitely small dot. It can be considered that it includes the entire universe and nothing exists. If consciousness were to penetrate this sphere, it would be suffocated by the entire history that is about to be told by itself.

Một hỗn hợp hoàn hảo của những gì con người đã biết và chưa biết, hoặc chúng ta tưởng như đã biết nhưng thực ra chẳng biết gì cả. Vậy thì dám chắc đây là khởi nguồn rồi đúng không? Có thể lắm. Nếu ta coi sự tổng hợp của vạn vật là khởi nguồn thì đây chính là câu trả lời. Nhưng mọi câu trả lời quan trọng thì đều dẫn đến những câu hỏi quan trọng hơn?

A perfect mixture of what humans know and don’t know, or what we think we know but actually know nothing at all. So surely this is the origin, right? It’s possible. If we consider the synthesis of all things as the origin, this is the answer. But every important answer leads to more important questions?

Vậy thì cái gì dẫn đến điểm khởi đầu? Hay ai tạo nên điểm kỳ dị để nó phát triển ra mọi chiều hướng của không gian và thời gian?

So what leads to the starting point? Or who creates the singularity so that it develops into all dimensions of space and time?

Tôi cũng không biết luôn.

I don’t know either.

Và tôi dám chắc rằng cũng chẳng ai biết.

And I’m sure no one knows.

Ở thế giới một chiều, sinh vật tồn tại và chuyển động tiến hoặc lùi trong không gian bị bó hẹp bởi nhiều đường thẳng nằm đè lên nhau. Sang thế giới hai chiều, những sinh vật sống ở đây có thể nhìn trước ngó sau để tạo nên những hình khối cơ bản trên một mặt phẳng. Và rồi đến con người, tồn tại trong thế giới ba chiều, chúng ta cảm nhận được chiều sâu của không gian. Chúng ta tác động được vào các chiều không gian bó hẹp hơn một cách chủ quan theo nhận thức của bản thân. Vậy thì nếu có xuất hiện những sinh vật đang trú ngụ trong không gian bốn chiều, theo như tầm hiểu biết hạn hẹp của con người ở trong không gian ba chiều, rằng chúng có khả năng kiểm soát được dòng thời gian thiêng liêng đang chi phối mọi thứ, thì rất có thể điểm khởi đầu của nhân loại nhỡ đâu lại nằm trong lòng bàn tay của những sinh vật bốn chiều kia thì sao?

In a one-dimensional world, creatures exist and move forward or backward in a space limited by many straight lines overlapping each other. Moving to the two-dimensional world, creatures living here can look up and down to create basic shapes on a flat surface. And then as humans, existing in a three-dimensional world, we feel the depth of space. We can subjectively influence narrower dimensions of space according to our own perception. So if there appear creatures residing in four-dimensional space, according to the limited understanding of humans in three-dimensional space, that they have the ability to control the sacred timeline that governs everything, then what if the starting point of humanity could lie in the palms of those four-dimensional creatures?

Những sinh vật đó sẽ làm được những điều mà con người không thể dù chỉ một cơ may nào. Những sinh vật đó sẽ cảm nhận được những thứ mà con người có nằm mơ cũng chỉ có thể tưởng tượng được trong tầm hiểu biết bị giới hạn của chúng ta. Nhưng cũng giống như khi ta tác động vào các chiều không gian hẹp hơn, ta chỉ chạm được vào bề mặt của chiều không gian đó. Chẳng có gì chứng minh được chúng ta ảnh hưởng trực tiếp được hay không vào cốt lõi của vấn đề. Vậy thì những sinh vật ở chiều không gian thứ tư có lẽ cũng đang loay hoay để tiếp cận trực tiếp chúng ta ở trên một phương diện ta không thể hiểu.

Those creatures will do things that humans have no chance of being able to do. Those creatures will sense things that humans can only imagine within our limited understanding. But just like when we affect narrower dimensions of space, we can only touch the surface of that dimension. There is nothing to prove whether or not we can directly influence the core of the problem. So the beings in the fourth dimension are probably also struggling to reach us directly to some extent.

Đừng nói với tôi về một vị Chúa trời hay bất cứ một vị thánh nào đó bỗng dưng lại muốn tạo ra nhân loại hoặc nói rộng hơn là toàn bộ sự sống. Đó không phải là niềm tin của tôi, thưa ai đó muốn bày tỏ về vấn đề này. Bởi vì bạn có biết rằng thực thể thần thánh của bạn chắc hẳn cũng phải được tạo ra từ cái gì đó phải không?

Don’t tell me about a God or any other deity who suddenly wants to create humanity or, more broadly, all life. That is not my belief, to anyone who wants to speak on this matter. Because you do know that your divine entity must also be made of something, right?

Vậy thì cứ đến lúc chúng ta tưởng rằng mình đã trả lời được câu hỏi rồi thì lại có những câu hỏi khác nảy sinh để khiến ai cũng phải hoài nghi liệu có khi nào sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng hay không. Bản chất của sự giải thích là con người không biết những thứ chúng ta không biết. Và chúng ta có xu hướng dùng những kiến thức mà chúng ta cho rằng mình đã biết để giải thích những thứ chúng ta không biết. Bản thân tôi cũng vậy.

So just when we think we have answered the question, other questions arise to make everyone doubt whether there will ever be a satisfactory answer or not. The nature of explanation is that humans do not know what we do not know. And we tend to use knowledge we think we know to explain things we don’t know. I myself, too.

Những giác quan mách bảo bạn rằng những sự vật, hiện tượng bạn nhìn thấy, nghe được, ngửi được, nếm được, cảm nhận qua làn da hình như đều đúng đắn cả. Đừng vội lầm tưởng, mọi sự đúng đắn đó là thiên kiến chủ quan. Thế giới quan của loài người làm sao đại diện được cho những gì đang vận hành ở ngoài kia. Để ví dụ thì mỗi người đã có góc nhìn khác nhau về các mặt của mọi vấn đề rồi, vậy tôi khỏi cần phải nhắc đến thế giới quan của những dạng sống khác làm gì cho thừa thãi.

Your senses tell you that the things and phenomena you see, hear, smell, taste, and feel through your skin seem to be all right. Don’t be hasty in thinking, all that correctness is subjective bias. Human worldview cannot represent what is happening out there. For example, each person already has a different perspective on all aspects of every issue, so I don’t need to mention the worldview of other life forms for nothing.

Nhưng tôi thấy được sự thật ở đây là con người có thể tồn tại bằng những niềm tin mà chúng ta đặt ra chỉ vì chúng ta muốn thế. Điểm khởi nguồn cũng quan trọng đấy nhưng mà từ từ đã, rồi sẽ đến lúc con người tìm ra nó, hoặc không. Chúng ta có may mắn làm được những điều không tưởng hay không thì nào ai biết được, cứ sống đã nhỉ? Rồi để trí tưởng tượng vô hạn dẫn lối đến những câu hỏi vô cùng tận.

But I see the truth here that humans can survive with the beliefs we set just because we want to. The starting point is also important, but hang on, there will come a time when people will find it (or never). Who knows whether we will be lucky enough to do the unthinkable or not? Let’s just live, right? Then let your limitless imagination lead you to endless questions.

Tôi tin vào một sự thật trong ý thức của tôi là sự sống không an bài. Vậy nên tôi không chấp nhận bất kỳ một điểm dừng nào cả. Mọi thứ phải được vận động mãnh liệt để cho đáng cái sự tồn tại trên đời. À, thế thì có khi đâu cần phải có một điểm khởi đầu cụ thể nào nhỉ? Bởi vì mỗi thứ tồn tại đều có ý nghĩa riêng của chính thứ đó.

I believe in the truth in my consciousness that life is not arranged. So I don’t accept any stops. Everything must be vigorously mobilized to exist in the world. Ah, so maybe there’s no need for a specific starting point, right? Because every thing that exists has its own meaning.

Tôi là mọi thứ, và cũng là không gì cả.

I am everything, and also nothing.

Bạn cũng thế.

So are you.

lethanhdzuy@gmail.com

Pretium lorem primis lectus donec tortor fusce morbi risus curae. Dignissim lacus massa mauris enim mattis magnis senectus montes mollis taciti accumsan semper nullam dapibus netus blandit nibh aliquam metus morbi cras magna vivamus per risus.

Where I was born… and will die

Pandora’s box

Leave a Comment